tra no truoc tuoi 30

Quản lý tài chính cá nhân 101: 5 bước để nhanh chóng hết nợ

Việc quản lý tài chính cá nhân thất bại khi người nào đó rơi vào tình trạng nợ nần và không thể nào thoát ra khỏi áp lực đó. Việc nợ nần luôn tạo ra áp lực về kinh tế khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Vậy đâu là cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất? Cách thoát khỏi nợ nần là gì? Hãy cùng Sau giờ hành chính tìm ra câu trả lời nhé!

5-buoc-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-de-tra-het-no
5 bước quản lý tài chính cá nhân để trả hết nợ

Những lý do khiến chúng ta nợ nần chồng chất

Để chấm dứt nợ nần thì bạn cần biết mình đang nợ những ai và lý do gây nên khoản nợ này. Và liệu cách quản lý tài chính cá nhân của bạn đã hợp lý hay chưa. Một số lý do dưới đây khiến cho bạn luôn trong tình trạng nợ nần.

Đầu tư thua lỗ

Việc kiếm thêm thu nhập từ các kênh đầu tư là một điều rất tốt. Tuy nhiên sai lầm mà nhiều người thường gặp phải. Đó là vay vốn ngân hàng, bạn bè để đầu tư làm ăn. Nhưng đầu tư luôn đi kèm với rủi ro cao dẫn đến việc phá sản và vỡ nợ. Từ đó khả năng chi trả các khoản nợ gần như bằng 0. Hãy tránh thói quen vay mượn để đầu tư nhé!

Vung tay quá trán

Cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất là không tiêu hết số tiền mà mình có. Ngược lại, thì những người luôn chi tiêu quá khả năng tài chính sẽ khiến cho họ nợ nần chồng chất.

Vay nợ quá nhiều nơi 

Lãi suất là thứ sẽ khiến cho bạn vỡ nợ trong một sớm một chiều. Do vay nợ từ nhiều nguồn như: vay ngân hàng, bạn bè, người thân và bạn phải trả gốc lẫn lãi vào mỗi tháng.

Không có kế hoạch để trả nợ

Khi vay bạn nên lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân rõ ràng. Hãy lên một kế hoạch tài chính cụ thể: thu nhập hàng tháng bao nhiêu, chi tiêu như thế nào, và số tiền nợ phải trả mỗi tháng…

Khong-co-ke-hoach-de-tra-no
Không có kế hoạch để trả nợ

Bị tổ chức tín dụng lừa đảo

Có rất nhiều người vỡ nợ do bị tổ chức tín dụng lừa đảo. Từ việc vay vài triệu đồng, một thời gian sau khoản vay có thể lên tới hàng chục hay hàng trăm triệu đồng.

Hoàn cảnh khó khăn 

Một số trường hợp phải vay tiền như: chữa bệnh, tiền sinh hoạt…đây là điều không ai muốn nên người cho vay có thể châm chước về lãi suất cũng như thời hạn vay.

Đọc thêm: Quản lý chi tiêu cá nhân cho người thu nhập 7 triệu

5 bước để nhanh chóng trả hết nợ

Bước 1: Ngừng đi vay mượn thêm những khoản nợ mới

Việc đầu tiên để thoát ra khỏi nợ nần chính là tạo ra thói quen quản lý tài chính cá nhân. Tránh tình trạng mua sắm quá mức. Hãy mua những thứ cần thiết và hãy nhớ rằng hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhoi. Điều bạn cần là sự an toàn và thanh thản về tài chính trong tâm trí.

Đừng nên vay mượn hay tạo ra những khoản nợ mới để tiêu dùng cá nhân. Nếu bạn đi vay tiền và dùng số tiền đó để chi trả cho tiêu sản thì chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào thoát khỏi nợ nần. Hãy cố gắng tăng thêm thu nhập thay vì tạo ra khoản nợ mới.

Bước 2: Xếp hạng các khoản nợ theo lãi suất phải trả

Lên một danh sách các khoản nợ và lãi suất phải trả hàng tháng. Ưu tiên cho những khoản nợ có lãi suất cao, để nhắc nhở bạn phải thanh toán trước tiên. Đánh bay những món nợ với lãi suất cao là phương pháp tối ưu nhất để thoát khỏi nợ nần nhanh nhất.

Điều đáng sợ của việc vay mượn chính là lãi suất mà bạn phải trả. Đặc biệt, khi bạn vay tiền của ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác. Bạn sẽ phải trả tiền đã vay cùng với lãi suất, điều này làm gia tăng số tiền mà bạn phải trả.

Lai-suat-bay-tai-chinh-pho-bien
Lãi suất bẩy tài chính phổ biến

Bước 3: Lên kế hoạch trả nợ

Để có thể trả nợ hiệu quả và nhanh chóng, hãy lên một bản kế hoạch chi tiêu thật chi tiết và cụ thể. Việc lên danh sách cũng như lên kế hoạch giúp bạn dễ dàng theo dõi và đặt mục tiêu để loại bỏ các khoản nợ. Bạn phải tự mình lên kế hoạch một cách cụ thể với thu nhập và số tiền nợ phải trả. 

Bước 4: Kế hoạch hóa việc chi tiêu và tiết kiệm

Bước 4 này sẽ cải thiện khả năng quản lý tài chính cá nhân ở bước 1. Hãy ghi chú lại thu nhập và tất cả các khoản mà bạn phải trả. Trong đó bao gồm cả những khoản thanh toán cá nhân cũng như các khoản nợ của bạn. Khi bạn đã liệt kê xong thì hãy sắp xếp sự ưu tiên cho những khoản phí đó từ cao xuống thấp. Tối ưu chi phí phải trả thấp hơn thu nhập của bạn là mục tiêu chính. 

Hơn thế nữa, hãy phân bổ thu nhập thành các khoản chi tiêu như: thuê nhà, ăn uống, mua sắm và các hoạt động khác. Hãy chi tiêu cân bằng và hợp lý. Khi bạn đã chi cho việc này thì không nên chi cho khoản khác. Bạn sẽ có một khoản tiết kiệm nho nhỏ, dùng nó vào chi tiêu cho bản thân. Hơn thế nữa, hãy lập một khoản dự phòng khẩn cấp như: ốm đau, hư xe…v.v

Bước 5: Tổng kết các khoản nợ còn lại hằng tháng

Lên một danh sách các khoản nợ và lãi suất kèm theo. Để bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết của từng khoản nợ. Điều này giúp bạn kiểm soát được số tiền hàng tháng phải trả. Và đưa ra mục tiêu cũng như kế hoạch để có thể trả hết các khoản nợ trong thời gian ngắn nhất.

Tổng kết

Hãy cố gắng quản lý tài chính của bản thân thật cụ thể và chặt chẽ. Các khoản nợ sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên thật u ám. Cố gắng thoát ra khỏi các khoản nợ thật nhanh điều này giúp tinh thần và cơ thể bạn không bị căng thẳng quá mức.

Trả lời