
OKR là phương pháp quản lý bằng mục tiêu và kết quả nổi tiếng trên thế giới. Đây là công cụ linh hoạt đem lại hiệu quả bất ngờ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ OKR là gì. Vậy hãy cùng tìm hiểu về phương pháp quản trị này trong bài viết sau đây nhé!
OKR là gì?
OKR là phương pháp giúp quản lý mục tiêu và kết quả then chốt. Hiểu đơn giản, phương pháp này bao gồm hai yếu tố là mục tiêu và kết quả để đạt được mục tiêu.
Ví dụ khi đặt một mục tiêu cho doanh nghiệp, chúng ta cần xác định những kết quả nào để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Theo Ben Lamorte và Paul R.Niven, hai tác giả của quyển “OKR Nguyên Lý và Thực Tiễn”, OKR là phương pháp giúp duy trì kỷ luật của công ty. Từ đó biến công ty thành một thể thống nhất.
OKR là viết tắt của từ gì?
OKR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Objective and Key Result”. Dịch ra tiếng Việt là “Mục tiêu và kết quả then chốt”.
Ở đây, mục tiêu (objective) là thứ mà doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn đạt được. Và chỉ có một mục tiêu duy nhất. Kết quả then chốt (key results) được hiểu là những kết quả, chỉ số mà ta cần đạt được. Và những kết quả, chỉ số đó giúp đo lường được quá trình hoàn thành mục tiêu.
Sự thống nhất giữa mục tiêu và kết quả then chốt là chìa khóa cốt lõi của OKR.
Đọc thêm: 5W1H là gì? Làm thế nào để áp dụng 5W1H trong công việc?
OKR xuất hiện từ khi nào?
OKR xuất hiện lần đầu vào năm 1954. Phương pháp này được cải tiến từ phương pháp quản trị theo mục tiêu (MBO) của Peter Drucker. Đến những năm 1970, Andrew Grove – CEO huyền thoại của tập đoàn Intel. Ông đã phát triển OKR và khắc phục những điểm yếu từ MBO.
Andrew Grove được xem là cha đẻ của OKR. Tuy nhiên, cách đánh giá của ông tại thời điểm đó dành cho OKR còn khá cứng nhắc.
Năm 1999, John Doerr, một nhân viên thân cận của Andrew, đã tiếp cận với OKR trong quá trình bán hàng cho Intel. Sau đó John đã đem nó đến với Google. Và đây là bàn đạp giúp Google phát triển như hiện nay.
2010 đánh dấu sự phổ biến với quy mô toàn cầu của OKR sau khi được Google chứng thực. Hàng loạt tập đoàn, công ty hàng đầu trên thế giới đã áp dụng. Có thể kể đến như: Amazon, Dropbox, Linkedin, Twitter, Youtube,…
Đọc thêm: Business Development là gì? Tổng hợp mô tả công việc, mẫu CV Business Development
Ưu điểm của OKR là gì?
OKR là một phương pháp rất linh hoạt và không có quy tắc bắt buộc hay thống nhất này. Vì thế, mỗi công ty, tổ chức sẽ có một cách áp dụng khác nhau để phù hợp với văn hóa tổ chức của họ. Từ đó tạo ra vô vàn biến thể của OKR.
Nhưng nhìn chung, phương pháp OKR có những ưu điểm chung như sau:
OKR cần tập trung và cam kết với những ưu tiên hàng đầu.
Phương pháp này yêu cầu nhà quản trị phải chọn ra một mục tiêu quan trọng nhất. Từ đó giúp các hoạt động tiếp theo rõ ràng, tránh tình trạng mơ hồ, gây hoang mang.
Phương pháp OKR giúp kết nối công việc trong doanh nghiệp, tổ chức.
OKR công khai các mục tiêu cũng như các kết quả cần đạt được. Cho nên mỗi cá nhân trong tổ chức đều nắm rõ kế hoạch chung. Từ đó tạo sự tin tưởng và kết nối trong tổ chức cũng như từng phòng ban.
Đọc thêm: Quản lý thời gian là gì? Lợi ích khi quản lý thời gian hiệu quả
OKR yêu cầu sự theo dõi và tinh thần trách nhiệm.
Phương pháp giúp vận hành, kiểm tra và đánh giá xếp hạng định kỳ. Việc theo dõi và đánh giá định kỳ giúp kiểm tra tình trạng các kết quả. Từ đó có phương án điều chỉnh nếu có một kết quả đi sai hướng ban đầu.
Phương pháp OKR khuyến khích sự vượt trội về kết quả.
OKR thúc đẩy sự sáng tạo và tham vọng của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Thông qua việc kiểm tra những hạn chế, điểm yếu. Cho phép sự thất bại và rút ra kinh nghiệm từ nó.
Đọc thêm: Net Worth là gì và “tất tần tật” những điều bạn cần biết về giá trị tài sản ròng
Nguyên lý hoạt động của OKR là gì?
OKR hoạt động dựa trên hệ thống niềm tin. Vậy nên nguyên lý hoạt động của nó có phần khác biệt so với các phương pháp thiết lập mục tiêu khác. Có bốn yếu tố tạo nên nguyên lý hoạt động của OKR. Đó là:

- Sự tham vọng. Mục tiêu đưa ra luôn phải cao hơn ngưỡng năng lực. Từ đó kích phát tiềm năng của tổ chức.
- Tính đo lường. Kết quả then chốt phải đo lường, định hướng được.Tránh tình trang lang man, thiếu chuẩn xác.
- Tính minh bạch. OKR được công khai minh bạch với tất cả thành viên của tổ chức. Từ đó tạo sự tin tưởng và kết nối giữa các thành viên.
- Tính hiệu suất. OKR không sử dụng cho việc đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.
OKR hiểu đúng, làm đúng
Để sử dụng phương pháp OKR một cách phù hợp và hiệu quả nhất cho tổ chức. Chúng ta cần đúng về phương pháp này.
Khi áp dụng OKR cho doanh nghiệp, tổ chức, việc đặt mục tiêu phải quan tâm đến giá trị mà mục tiêu đó mang lại. Bên cạnh đó phải linh hoạt trong việc điều chỉnh kết quả then chốt. Và phải có sự liên kết giữa giải pháp và giá trị mang lại.
Doanh nghiệp, tổ chức nên tập trung vào giá trị mang lại cho người dùng. Vì chỉ khi người dùng hài lòng với sản phẩm thì doanh nghiệp, tổ chức mới tồn tại.
Phân biệt OKR và KPI đúng cách
OKR và KPI đều có nguồn gốc từ phương pháp quản trị theo mục tiêu. Tuy nhiên, hai công cụ này khác nhau và được sử dụng cho mục đích riêng biệt.
KPI là chỉ số đo lường hiệu quả của doanh nghiệp, tổ chức. Chỉ số này giúp bạn quản trị kiểm tra tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Từ đó đưa ra hướng giải quyết nếu có vấn đề.
Mặt khác, OKR giúp chúng ta đạt được những mục tiêu khó khăn thông qua những nỗ lực to lớn và yêu cầu sự cố gắng. Cho nên có thể thấy, OKR và KPI là hai phương pháp quản trị hoàn toàn khác nhau. Dù vậy, cả hai đều phục vụ cho một mục đích chung là hỗ trợ công ty hoạt động.
Áp dụng mô hình OKR vào mục tiêu cá nhân như thế nào?
OKR là phương pháp linh hoạt. Cho nên ngoài khía cạnh kinh doanh thì chúng ta cũng có thể áp dụng vào đời sống.
Mỗi chúng ta đều có thể áp dụng OKR cho mục tiêu riêng mình. Ví dụ như mục tiêu về sức khỏe, ngoại hình hay kỹ năng sống.
Đọc thêm: Top 5 sách phát triển bản thân nên đọc nhất hiện nay
Tổng hợp 15 mẫu OKR cụ thể cho từng chức vụ & phòng ban trong công ty
Mẫu OKR cá nhân (nhân viên)
- Trong công việc: OKR là mục tiêu về hiệu suất, về đóng góp trong dự án.
- Trong cuộc sống: OKR là mục tiêu sức khỏe tinh thần, ngoài hình, nguồn thu nhập,…
Mẫu OKR cho vị trí lãnh đạo, quản lý
- Nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên
- Đảm bảo ổn định chế độ lương thưởng cho nhân viên
- Tăng sự gắn kết nội bộ
Mẫu OKR cho từng phòng ban
Bộ phận Marketing
- Đơn giản và rõ ràng hóa sản phẩm, thông điệp về hoạt động Marketing
- Đạt số lượng khách hàng kỷ lục trong các kênh tiếp thi.
- Triển khai xuất bản quảng bá thương hiệu hàng tuần.
- Khảo sát ý kiến khách hàng
- Phân tích và thấu hiểu hành vi khách hàng
Đọc thêm: [Tổng hợp] Các kỹ năng Product Manager & 5 khóa học cấp chứng chỉ
Trưởng phòng Marketing
- Đơn giản hóa sản phẩm, thông điệp, bài thuyết trình
- Đạt số lượng đăng ký kỷ lục trong các kênh tiếp thị.
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu hiện tại
Quản lý Marketing
- Phân tích hành vi của khách hàng.
- Tối ưu hóa kênh tiếp thị
- Cải thiện hiệu suất của kế hoạch tiếp thị outbound
Content Marketer
- Triển khai xuất bản nội dung quảng bá hàng tuần
- Cải thiện nội dung quảng bá trên kênh phân phối
- Tiến hành khảo sát khách hàng
Bộ phận Sale
- Tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Tăng doanh thu định kỳ vượt trội.
- Thiết lập quy trình bán hàng
- Thay đổi phương pháp tiếp cận bán hàng
Trường phòng kinh doanh
- Đột phá doanh thu Quý
- Tăng hiệu quả của phương pháp tiếp cận khách hàng
Sale manager
- Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng
- Tăng tỷ lệ hợp đồng ký thành công của tháng
Bộ phận kế toán và tài chính
- Lập kế hoạch kinh doanh và cải thiện ngân sách.
- Cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp.
- Dự báo chuẩn xác kế hoạch điều khiển dòng tiền cho Ban lãnh đạo.
Bộ phận phát triển sản phẩm
- Ra mắt tính năng mới của sản phẩm thành công
- Nghiên cứu, phân tích đánh giá của người dùng và không dùng sản phẩm
- Triển khai quy trình lập kế hoạch quảng bá sản phẩm mới
Bộ phận nhân sự
- Cải thiện tương tác nội bộ và mức độ hài lòng của nhân viên.
- Đảm bảo nhân viên nắm được kiến thức về OKR và thiết lập mục tiêu chính xác
- Lên kế hoahcj tuyển dụng cho vị trí còn thiếu
- Phát triển văn hóa và giá trị của công ty.
Bộ phận phục vụ và chăm sóc khách hàng
- Cải thiện mức độ hài lòng của của bộ phận hỗ trợ dịch vụ
- Thúc đẩy và cải thiện năng suất làm việc của nhân viên
Bộ phận thiết kế
- Tạo ra landing page ấn tượng cho sản phẩm dịch vụ của công ty
- Hỗ trợ tạo ra hình ảnh phù hợp cho quy trình tiếp thị và bán hàng các sản phẩm
- Thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên thiết kế
Bộ phận kỹ thuật
- Cải thiện độ bảo mật của doanh nghiệp.
- Tối ưu hóa phần mềm bảo mật trên cơ sở nghiên cứu tâm lý người dùng
- Đảm bảo độ bảo mật hệ thống thông tin.
Bộ phận giáo dục, huấn luyện
- Nâng cao tinh thần không ngừng học tập của nhân viên
- Cung cấp tài liệu, kinh nghiệm cho nhân viên từng bộ phận
- Triển khai đào tạo marketing cho nhân viên.
5 cuốn sách OKR hay nhất ai cũng nên đọc
Measure What Matters – Làm điều quan trọng
Theo John Doerr định nghĩa trong cuốn Measure What Matters . OKR là một công cụ hợp tác thiết lập mục tiêu thường được sử dụng bởi các đội nhóm và cá nhân. Vì nó chuyên dùng để đặt các mục tiêu đầy thách thức và có phần tham vọng.
Objectives & Key Results – Driving Focus, Alignment and Engagement with OKRs – OKRs căn bản
Paul R. Niven & Ben Lamorte viết trong quyển OKRs Nguyên lý và thực tiễn. OKR là phương pháp duy trì kỷ luật của công ty. Là phương pháp quản lý giúp chúng ta sắp xếp tập trung nỗ lực vào các mục tiêu quan trọng.
Radical Focus – OKRs, bí mật của tăng trưởng
Quyển sách Radical Focus lấy trọng tâm là phương pháp OKRs và truyền tải sinh động phương pháp thực hiện. Cũng như tình huống áp dụng OKRs thông qua câu chuyện khởi nghiệp của Hanna và Jack.
OKRs – hiểu đúng, làm đúng
Từ những trải nghiệm thực tiễn, có cả thất bại và thành công, Mai Xuân Đạt đã và đang xây dựng một hệ sinh thái chia sẻ kiến thức OKRs.
Quyển sách OKRs – Hiểu đúng, làm đúng đem đến cho người đọc những tư duy về con người và văn hóa doanh nghiệp. Mong muốn của anh là ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiểu đúng đắn về OKRs và áp dụng OKRs thành công.

Work Rules – Quy tắc của Google
Môi trường làm việc và cách tuyển dụng nhân sự là hai vấn đề cốt lõi. Những điều này biến Google thành một trong những công ty đáng mơ ước nhất.
Work Rules sẽ cho bạn thấy và cảm nhận cách mà OKR được sử dụng một cách tuyệt vời.
Tổng kết
Bên cạnh KPI, OKR cũng là một phương pháp thiết lập mục tiêu linh hoạt và hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp có thể tùy biến và điều chỉnh để phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Và không thể phủ nhận rằng OKR có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý khoa học và hoạt động hiệu quả. Hy vong bài viết đã giúp bạn hiểu và nắm rõ được phương pháp OKR là gì. Từ đó áp dụng vào thực tế để giúp phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn. Đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác tại Sau Giờ Hành Chính nhé.
Phổ biến nhất
Overthinking là gì? Làm gì khi những suy nghĩ trở nên quá tải Mẫu báo cáo thực tập chuẩn, mới nhất cho thực tập sinh 2022 Onlyfans là gì? Nội dung 18+ được mọi người chấp nhận [TẢI EBOOK] ATOMIC HABITS PDF – THAY ĐỔI NHỎ, HIỆU QUẢ BẤT NGỜ“Cô Hồng mắt biếc“ Nguyễn Lâm Thảo Tâm và chặng đường ghi dấu…
Luật hấp dẫn là gì? Bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc Flex là gì? Văn hóa khoe khoang quá mức ISFP là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về nhóm người… 5 mẫu sơ đồ tư duy đẹp và phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí Chủ Nghĩa Khắc Kỷ Là Gì? Vì Sao Hạnh Phúc Lại Đến Từ Tâm