KOH là hóa chất công nghiệp, được dùng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất phân bón, hóa mỹ phẩm. Vậy KOH là gì ? KOH có kết tủa không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh nhất.
KOH là gì ?
- Kali hiđroxit (KOH) là một kiềm mạnh, có tính ăn mòn. Có tên thông dụng là potash ăn da. KOH là một chất rắn kết tinh màu trắng, ưa ẩm và dễ hòa tan trong nước.
- Hóa chất KOH tác dụng với nước và cacbonic trong không khí để tạo thành Kali cacbonat.
- Ở dạng dung dịch, nó có khả năng ăn mòn thủy tinh, vải, giấy, da. Còn khi ở dạng chất rắn nóng chảy, nó ăn mòn được sứ, platin.
Tính chất vật lý:
- Là một loại chất bột màu trắng, tan trong nước. Nó thường được biết đến dưới dạng dung dịch KOH.
- Nhiệt độ nóng chảy là 380 độ C, có độ pH=13.
- KOH là một bazo kiềm mạnh. Dễ dàng hấp thụ nước và khí cacbonic.
- Dung dịch KOH có thể ăn mòn thủy tinh. Do đó cần đựng nó vào các hộp kín, chai, lọ hoặc thùng chứa chuyên dụng cho hóa chất.
Tính chất hóa học:
- KOH là một bazo mạnh. Nó có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị. Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. Làm dung dịch phenolphtalein thành màu hồng.
- Ở điều kiện thường, KOH tác dụng với oxit axit như SO2, CO2
- Tác dụng với axit để tạo ra muối và nước
- Tác dụng với dung dịch muối tạo ra kết tủa
- Tác dụng với các axit hữu cơ tạo thành muối và thủy phân este, peptit
- Tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới
- Tác dụng với oxit axit để tạo muối và nước ở nhiệt độ thường
KOH được ứng dụng như thế nào trong sản xuất mỹ phẩm
- Ứng dụng của KOH dùng trong sản xuất mỹ phẩm. Ngày nay, nó là một trong những thành phần không thể thiếu trong rất nhiều loại mỹ phẩm.
- Hóa chất này giúp làm trương nở carbomer và trung hòa độ pH.
- Ngoài ra nó giúp tạo bọt, cân bằng độ pH, hút nước cho mỹ phẩm.
- Chất này được tìm thấy trong 90% sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân.
- Bên cạnh đó nó còn chế tạo làm chất tẩy rửa và tạo bọt trong sữa tắm, dầu gội, kem tẩy lông.
- Nó còn có thể dùng trong phòng thí nghiệm giúp phản ứng điều chế các chất cần thiết.
Bảo quản hóa chất KOH sao cho an toàn
- Bảo quản KOH trong kho mát, khô và thông gió tốt.
- Tránh xa lửa và nguồn nhiệt.
- Độ ẩm trong kho tốt nhất là không quá 85%.
- Bao bì nhựa bên ngoài có túi nilon bên trong để tránh ẩm.
- KOH bảo quản riêng biệt với các chất dễ cháy và không lưu trữ hỗn hợp các hóa chất cùng nhau.
- Khu vực bảo quản phải được trang bị để ngăn sự rò rỉ.
- Không để chung KOH với các chất tương khắc như nhôm, magie.
Cách sử dụng
- Khi hòa tan KOH với nước, chỉ được cho nó vào nước chứ không được làm ngược lại.
- Trang bị đồ bảo hộ lao động theo đúng tiêu chuẩn của NIOSH.
- Chú ý mặt nạ phòng độc lọc không khí không có tác dụng đối với những nơi thiếu khí oxy.
Một số lưu ý khi sử dụng KOH
- KOH có tính ăn mòn mạnh. Kích ứng mạnh đường hô hấp hoặc gây bỏng sau khi hít phải.
- Khi tiếp xúc trực tiếp với da và mắt có thể gây bỏng. Nếu nuốt phải hóa chất sẽ bị bỏng miệng. Nếu nuốt phải lượng lớn có thể gây ra tử vong do đường tiêu hóa bị bỏng nặng.
- KOH sẽ sinh ra nhiều nhiệt khi tiếp xúc với nước và tạo thành dung dịch ăn mòn. Dung dịch này trung hòa với axit và tạo ra nhiệt. Vì thế nó có tính ăn mòn cao.
- Khi tiếp xúc với hóa chất cần trang bị đầy đủ như: găng tay, ủng, mặt nạ phòng độc, …. Khi mắt hoặc da tiếp xúc với kali hydroxit, nhanh chóng rửa sạch bằng nước vùng tiếp xúc ít nhất 15 phút.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về KOH. Qua đó ta thấy KOH là dung dịch kiềm nên không phải là chất kết tủa. Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được khái niệm cũng như ứng dụng của chúng để sử dụng một cách hiệu quả.
Bạn đang xem: Koh có kết tủa không
Tham khảo thêm dành cho bạn
Xem thêm : SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4 | SO2 ra H2SO4
Hy vọng với những thông tin chi tiết ở trên sẽ giúp cho các bạn nắm rõ về Koh có kết tủa không.
Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm 3C để luôn cập nhật những thông tin mới nhất hoặc truy cập vào https://3cshop.vn/gia-cong-my-pham/ tại đây. Giải đáp thắc mắc trực tiếp với hotline: 0931 158 330 nhanh nhất.
Nguồn: https://saugiohanhchinh.vn
Danh mục: Giáo Dục