
Product Manager còn được gọi là Giám đốc sản phẩm. Bạn có bao giờ thắc mắc công việc mà vị giám đốc này đảm nhiệm là gì không?
Tải mẫu CV Product Manager đầy đủ nhất 2022:

Product Manager là gì?
Product Manager hay còn gọi là Giám đốc sản phẩm. Đây là một vị trí rất quan trọng trong công ty. Chịu trách nhiệm chính quản lý, dẫn dắt, liên kết các bộ phận liên quan. Để phát triển một sản phẩm phù hợp, giàu tính khả thi và mang lại giá trị.
Dù là bộ phận nào thì bản chất chính mà doanh nghiệp yêu cầu là tối đa hóa giá trị kinh doanh của sản phẩm, nhà phát triển sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng.
Một công ty có thể có nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó có thể có nhiều Product Manager quản lý sản phẩm với nhiều thế mạnh khác nhau.
Product Manager có thể kiêm luôn các công việc như marketing, dự báo và tính toán chi phí phát triển sản phẩm của công ty.
Nếu nhìn theo nhiều góc độ, Product Manager giống như một nhà quản lý dự án. Có trách nhiệm điều hành, quản lý nhân lực và quyết định mọi yếu tố liên quan đến phát triển sản phẩm. Product Manager cũng đóng góp một phần không hề nhỏ đến chiến lược tiêu thụ sản phẩm – vốn là công việc của Giám đốc kinh doanh.
Đọc thêm: Product Manager là gì? [Tổng hợp] Kỹ năng và kiến thức để làm Product Manager
Mô tả công việc và trách nhiệm của Product Manager
Product Manager cần phải biết cách dung hòa ý kiến của nhà đầu tư và trải nghiệm của khách hàng. Để cho ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường và tối đa hóa lợi nhuận.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Product Manager phải cùng một lúc quản đốc nhiều công việc nhỏ. Vị trí này cần một người có tinh thần trách nhiệm cao. Cũng như khả năng liên kết với mọi người chặt chẽ.
Vì vậy, với cương vị một nhà quản lý sản phẩm, bạn sẽ phải làm các công việc sau đây.
Điều tra thị trường và thuyết phục nội bộ công ty
Trước khi tung ra thị trường bất kỳ sản phẩm nào, mọi doanh nghiệp đều cần phải điều tra thật kỹ thị trường mà mình nhắm đến. Các chiến lược điều tra có thể từ thị trường sẵn có của công ty, từ đối thủ cạnh tranh hay khảo sát thực tế người tiêu dùng.
Từ việc điều tra thị trường, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khách quan về sản phẩm và bối cảnh thị trường lúc đó. Việc này là điều vô cùng cần thiết cho việc phát triển chiến lược cho sản phẩm.
Tuy nhiên, điều tra thị trường từ những dữ liệu sẵn có là chưa đủ. Bên cạnh đó, bạn phải có cái nhìn xa hơn về thị trường tiềm năng, thị trường ngách của sản phẩm. Dự báo được xu hướng chung cũng như tâm lý của khách hàng muốn hướng đến.
Những nghiên cứu mà bạn có được sau khi điều tra thị trường sẽ cần được trình bày trước nội bộ công ty, các nhà đầu tư và các nhà tài trợ để được chấp thuận tiến hành kế hoạch thực hiện. Do đó, một Product Manager tài ba nên biết cách sử dụng lời nói khôn khéo để thuyết phục nội bộ công ty.
Dự thảo chiến lược
Product Manager không chỉ biết cách phân tích dữ liệu hiện có để lập chiến lược mà còn cần sự tư duy về tầm nhìn dài hạn của sản phẩm.
Một sản phẩm không thể được đánh giá tốt và được duyệt qua nếu giá trị của sản phẩm chỉ kéo dài trong vòng vài tháng hoặc sẽ có xu hướng tệ đi trong tương lai.
Muốn biết được tương lai sản phẩm, Product Manager cần xây dựng được các bước thực hiện và xác định được công việc tiếp theo trước mắt của sản phẩm.
Xây dựng kế hoạch về sản phẩm, phối hợp phát triển sản phẩm
Các bước trong quy trình sản xuất sản phẩm đều có sự liên quan với nhau đáng kể. Do đó, cần có một lộ trình rõ ràng cũng như tuân thủ nghiêm về mặt thời gian tiến độ thực hiện.
Một sản phẩm được tạo ra với mục tiêu là cung cấp một lượng hàng hóa cho khách hàng, đại lý có nhu cầu và phải đảm bảo được chất lượng, số lượng cần thiết.
Điều này đòi hỏi một Product Manager cần có bản dự thảo được thời gian cụ thể cho các giai đoạn. Đồng thời, với những tiêu chí về sản phẩm mà khách hàng mong muốn, Product Manager cũng cần phải nắm bắt để phối hợp với nhà phát triển hoàn thiện sản phẩm tối đa.
Quản lý về chi phí hiệu quả
Chi phí sản xuất là một yếu tố quan trọng quyết định giá thành của sản phẩm và lợi nhuận của công ty. Việc tính toán cẩn thận các đầu vào về nguyên vật liệu, công lao động, khấu hao máy móc, … để chi phí sản xuất không vượt nguồn vốn là điều cân nhắc.
Do đó, quản lý chi phí sản xuất trở thành mối quan tâm hàng đầu không những của Product Manager mà còn của cả các cổ đông, nhà đầu tư cho sản phẩm.
Để quản lý được chi phí sản xuất một cách tối ưu, Product Manager cần phải hiểu rõ các loại chi phí, các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng. Nhờ những kiến thức đó sẽ giúp cho Product Manager dễ dàng quản lý chi phí. Sao cho tiết kiệm mà vẫn hiệu quả tối ưu.
Quan tâm đến trải nghiệm khách hàng
Product Manager là người nắm bắt tâm lý khách hàng, thấu hiểu được mong muốn cũng như bất tiện của khách hàng trong dịch vụ. Có như vậy, những vấn đề mà khách hàng gặp phải sẽ được giải quyết nhanh chóng. Điều này mang đến trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng được tốt nhất.
Dễ dàng nhận thấy, dù bất kỳ dòng sản phẩm nào, việc dễ dàng sử dụng và tối ưu được hiệu quả sẽ là những mặt hàng, dịch vụ được ưu tiên và tồn tại lâu dài. Chính vì vậy, để trở thành một Product Manager xuất sắc, bạn cần hiểu được sản phẩm và cả người dùng sản phẩm.
Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn Product Manager
Ở bất kỳ vị trí nào, sự chuẩn bị kỹ càng trước khi bước vào buổi phỏng vấn cho vị trí mà mình muốn ứng tuyển luôn là điều quan trọng và thực sự cần thiết.
Đặc biệt với việc phỏng vấn ứng tuyển vào vị trí Product Manager cần nhiều kỹ năng, sự chuẩn bị cho những câu hỏi “hóc búa” sẽ là điều không thể thiếu.
Câu hỏi phỏng vấn hành vi
Sở hữu kỹ năng chuyên môn tốt là một lợi thế cạnh tranh giúp bạn trở thành một đối thủ “đáng gờm”. Nhưng những doanh nghiệp đa quốc gia không những yêu cầu cao về kỹ năng chuyên môn. Mà còn tìm kiếm một ứng viên có thể thích nghi tốt trong môi trường làm việc áp lực. Cũng như biết cách hòa hợp khi làm việc chung với các đồng nghiệp khác.
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn hành vi thường gặp ở vị trí Product Manager:.
- Hãy cho tôi biết về vấn đề khó khăn hay thử thách mà bạn từng trải qua.
- Quyết định khó khăn nhất mà bạn phải đưa ra sự lựa chọn là gì? Tại sao bạn lại ra quyết định như thế?
- Thành công lớn nhất của bạn là gì? Bạn đã đạt được thành công đó bằng cách nào?
- Bạn thấy mình 5 năm nữa như thế nào?
- Hãy kể về những lần thất bại của bạn và bạn đã vượt qua nó như thế nào?
- Bạn động viên các thành viên trong team bằng cách nào nếu như kế hoạch của nhóm các bạn không được như mong đợi?
- Bạn sẽ làm gì trong 90 ngày làm việc đầu tiên của mình?
Câu hỏi phỏng vấn chuyên môn
Bên cạnh các câu hỏi hành vi, NTD chắc chắn sẽ đặt ra các vấn đề chuyên môn cho bạn trong quá trình phỏng vấn. Nếu biết cách “khoe” kiến thức một cách khéo léo, phần phỏng vấn này có thể là sân khấu để bạn thể hiện bản thân mình trước mặt NTD.
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn chuyên môn thường gặp ở vị trí Product Manager:
- Bạn sắp xếp và thiết lập ưu tiên cho các task trong dự án như thế nào?
- Sản phẩm thành công nhất bạn từng phát triển dưới vai trò Product Manager là gì?
- Bạn phát triển chiến lược sản phẩm như thế nào?
- Bạn dùng những tiêu chí nào để đánh giá một sản phẩm là tốt hay không tốt?
- Nếu được phát triển một trong những sản phẩm của công ty, bạn sẽ thiết kế lại sản phẩm đó như thế nào?
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp của Product Manager
Bài viết này cung cấp một vài mẫu mục tiêu nghề nghiệp của Product Manager mà bạn có thể tham khảo trong quá trình viết CV xin ứng tuyển vào vị trí này.
Mẫu 1
Tôi là một giám đốc sản phẩm với hơn 5 năm kinh nghiệm. Luôn học hỏi và trau dồi các kỹ năng lãnh đạo và chiến lược, điều này được chứng minh qua việc đạt 150% mục tiêu doanh thu tại công ty ABC. Trực tiếp dẫn dắt 6 nhóm kinh doanh cải thiện hiệu quả doanh số lên 30%, tiét kiệm khoảng 1,5 triệu đô la chi phí hỗ trợ.
Mẫu 2
Học vấn cũng là một lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh cho CV xin việc Product Manager. Do đó, bạn có thể trình bày trình độ kiến thức của mình với việc liệt kê đầy đủ về tên trường đại học tham gia, thời gian cho các năm đã hoàn thành và kết quả chung.
Trường Đại học ABC (2015 – 2019)
- Theo đuổi niềm đam mê với chuyên ngành quản lý sản phẩm
- Hoàn thành khóa học với mức điểm GPA > 8.0 cho các học phần về tiếp thị
- Từng là chủ tịch hội đồng sinh viên trường
Mẫu 3
Giám đốc sản phẩm của Công ty công nghệ ABC (2/2014 – 3/2017):
- Đảm nhận giám đốc sản phẩm của một công ty công nghệ với khối lượng sản phẩm lớn
- Hoàn thành với hơn 150% mục tiêu kinh doanh trong 2 năm
- Trực tiếp dẫn dắt 10 nhóm hình thành các sản phẩm thông qua thử nghiệm nhiều lần và đã gia tăng được hiệu quả thêm 25%
- Triển khai các kế hoạch lý tưởng nhất và tạo mức thu nhập nhiều hơn 30% giúp tiết kiệm chi phí cho công ty 1 triệu đô la.
Mẫu CV của Product Manager
Tải mẫu CV Product Manager đầy đủ nhất 2022:

Mẫu 1
Mẫu CV Product Manager này có thiết kế tối giản, trực quan. Các mục thông tin được sắp xếp gọn gàng, thông minh. Giúp NTD dễ dàng đọc được những thông tin quan trọng nhất của ứng viên.
Mẫu 2
Mẫu CV Product Manager này nổi bật với thiết kế tinh giản và cách sắp xếp thông tin khéo léo. Từng mục thông tin quan trọng được đưa lên vị trí trung tâm của CV. Tiết kiệm thời gian lướt mắt cho NTD.
Bên cạnh đó, các biểu tượng cũng góp phần minh họa cho các ý chính. Vừa làm cho CV bớt sự nhàm chán. Mà còn giúp NTD dễ đọc, dễ hiểu những thông tin có trong mẫu CV này.
Mẫu 3
Nếu bạn là một người yêu thích sự tối giản, mẫu CV này là dành cho bạn. Dù thiết kế vô cùng đơn giản nhưng với gam màu đơn sắc tinh tế và các biểu tượng minh họa có đường viền mỏng. CV vẫn đạt yêu cầu về mặt thẩm mỹ.
Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc của ứng viên được liệt kê theo các mốc thời gian. NTD dễ dàng nắm rõ ứng viên đã có những thành tựu gì, vào thời gian nào. Cũng như đã phát triển ra sao theo thời gian.
Mẫu 4
Đôi khi việc thêm thắt các gam màu nóng vào CV có thể góp phần biến chiếc CV của bạn trở nên nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Mẫu CV này được thiết kế tinh gọn và màu sắc hài hòa.
Tuy nhiên thông tin trong mẫu CV là dạng văn bản. Được dàn thành hàng dọc từ trên xuống. Vì thế, bạn cần tránh “nhồi nhét” quá nhiều thông tin hoặc trình bày dông dài. Nếu không NTD có thể sẽ cảm thấy bị “ngộp”.
Tải mẫu CV Product Manager đầy đủ nhất 2022:

Phổ biến nhất
Overthinking là gì? Làm gì khi những suy nghĩ trở nên quá tải Mẫu báo cáo thực tập chuẩn, mới nhất cho thực tập sinh 2022 Onlyfans là gì? Nội dung 18+ được mọi người chấp nhận [TẢI EBOOK] ATOMIC HABITS PDF – THAY ĐỔI NHỎ, HIỆU QUẢ BẤT NGỜ“Cô Hồng mắt biếc“ Nguyễn Lâm Thảo Tâm và chặng đường ghi dấu…
Luật hấp dẫn là gì? Bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc Flex là gì? Văn hóa khoe khoang quá mức ISFP là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về nhóm người… 5 mẫu sơ đồ tư duy đẹp và phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí Chủ Nghĩa Khắc Kỷ Là Gì? Vì Sao Hạnh Phúc Lại Đến Từ Tâm