digital dementia la gi

Digital Dementia là gì? Vì sao còn trẻ nhưng đã đãng trí!

Bạn có bao giờ nhận thấy rằng mình đang phụ thuộc quá nhiều vào Internet và các thiết bị công nghệ thay vì tự có khả năng ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ nhà và nhiều thông tin khác? Nếu có, rất có thể bạn đang mắc phải Digital Dementia.

Bạn có bao giờ nhận thấy rằng mình đang phụ thuộc quá nhiều vào Internet và các thiết bị công nghệ thay vì tự có khả năng ghi nhớ số điện thoại, địa chỉ nhà và nhiều thông tin khác? Nếu có, rất có thể bạn đang mắc phải Digital Dementia. 

Vậy Digital Dementia là gì? Hội chứng này có nguyên nhân, hậu quả ra sao và làm thế nào để cải thiện? Câu trả lời sẽ được hé lộ ở bài viết dưới đây!

Digital Dementia là gì? 

Digital Dementia là gì? Digital dementia là “chứng sa sút trí tuệ kỹ thuật số”. Đây là hội chứng khá phổ biến và được xem là “bệnh dịch” của thời hiện đại.

Theo đó, những người phụ thuộc nhiều vào công nghệ có thể bị suy giảm hoạt động của não như rối loạn chức năng trí nhớ ngắn hạn. 

Càng dành nhiều thời gian, chẳng hạn như hàng giờ đồng hồ, ngồi trước các thiết bị công nghệ với tư thế sai và ít vận động, khả năng ghi nhớ, tập trung và điều chỉnh cảm xúc của não bộ sẽ càng bị ảnh hưởng. 

Một số dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải digital dementia:

  • Không ghi nhớ được trên 5 số điện thoại mà hoàn toàn phụ thuộc vào mục danh bạ; 
  • Khả năng tập trung kém (dưới 20 phút); 
  • Quản lý thời gian kém, thường xuyên quên và trễ deadline; 
  • Thường xuyên bị rối loạn cảm xúc, dễ lo âu, căng thẳng, tức giận.

Đọc thêm: ADHD là gì? Kẻ thù của sự tập trung

Nguồn gốc của từ Digital Dementia

Digital Dementia được ghép từ “Digital” – tức là kỹ thuật số, và “Dementia” – sa sút trí tuệ. 

Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu vào năm 2012 bởi Manfred Spitzer. Ông là một nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần nổi tiếng người Đức và đã cho xuất bản cuốn sách với tên gọi “Digitale Demenz”. 

“Digitale Demenz” của Manfred Spitzer
Sách “Digitale Demenz” của Manfred Spitzer

Sau khi cuốn sách “Digitale Demenz” ra đời, thuật ngữ Digital Dementia đã thu hút khá nhiều sự chú ý lẫn “tranh cãi” của giới khoa học thần kinh và công chúng. 

Có nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy rằng việc sử dụng thiết bị số thường xuyên làm giảm khả năng chú ý và ghi nhớ, đặc biệt ở trẻ em và trẻ vị thành niên. 

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cũng cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để xác định liệu những tác động này chỉ là tạm thời hay thật sự gây ra “sa sút trí tuệ” – 1 hội chứng dài hạn.  

Theo Marc Potenza, giáo sư tâm thần học tại Yale School of Medicine, cần có các nghiên cứu với quy mô lớn hơn để có thể xác định chính xác ảnh hưởng của từng loại thiết bị và tần suất đến não bộ và hành vi của người dùng. 

Đọc thêm:  Mental health là gì? Sức khỏe tinh thần qua từng thế hệ

2 nguyên nhân dẫn đến Digital Dementia

Các thiết bị số đã gây ra Digital Dementia như thế nào? Liệu rằng Facebook, Instagram, và các trang mạng xã hội có góp phần dẫn đến chứng sa sút trí tuệ? 

Trên thực tế, Anthony Wagner, Chủ nhiệm khoa Tâm lý học tại trường Đại học Stanford cho rằng có mối tương quan giữa việc sử dụng thiết bị công nghệ và khả năng ghi nhớ kém đi của não bộ. 

Nguyên nhân của digital dementia
Nguyên nhân của digital dementia

Nguyên nhân dẫn đến chứng mất trí nhớ kỹ thuật số được cho là do sự mất cân bằng trong hoạt động và sự phát triển của não bộ khi sử dụng điện thoại hoặc máy tính thường xuyên, cụ thể là: 

  • Trong khi ngồi và tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, thùy chẩm ở não trái xử lý các tín hiệu thị giác từ trò chơi điện tử, mạng xã hội hoặc chương trình TV. Phần não này sẽ được kích thích hơn và hoạt động quá mức. 
  • Trong khi đó, phần não trước – nơi chịu trách nhiệm về tư duy bậc cao, khả năng ghi nhớ – lại trở nên thụ động, từ đó gây ra Digital Dementia.

Tuy nhiên, Anthony Wagner cũng cho biết rằng, để đi đến kết luận chính xác về nguyên nhân của hội chứng này, sẽ cần tiến hành nhiều nghiên cứu với quy mô lớn hơn.

Đọc thêm: FOMO là gì? Vì sao chúng ta có tâm lý sợ bỏ lỡ?

3 hậu quả của Digital Dementia là gì

Digital Dementia dẫn đến sự kém phát triển của não trước. Đặc biệt ở trẻ em, và gây ra nhiều hậu quả như: 

  • Khả năng tập trung (attention span) ngày càng ngắn: Nghiên cứu bởi Nature Communications cho thấy thời gian chú ý trung bình của con người đang bị thu hẹp khi tiếp nhận quá nhiều thông tin từ Internet.
  • Suy giảm khả năng ghi nhớ và ngày càng phụ thuộc vào Google, công nghệ. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến trí tuệ, động lực và khả năng học tập của trẻ em. 
  • Rối loạn cảm xúc. Phần não trước cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh cảm xúc. Do đó nếu bộ phận này kém phát triển, con người dễ gặp phải tình trạng lo âu, rối loạn cảm xúc. 
Hậu quả của digital dementia
Hậu quả của digital dementia 

Đọc thêm: Trigger là gì? Vì sao giới trẻ lại bị trigger bởi mọi thứ?

4 cách cải thiện tình trạng Digital Dementia

Thiền định 

Để cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ kỹ thuật số, hãy bắt đầu với gốc rễ của vấn đề – chứng nghiện công nghệ. 

Thiền định là phương pháp hiệu quả giúp bạn huấn luyện tâm trí. Hạn chế bản thân khỏi hội chứng FOMO và thôi thúc lướt Facebook, check tin nhắn, kiểm tra điện thoại nhiều giờ đồng hồ liên tiếp. 

Thiền định giúp cải thiện digital dementia
Thiền định giúp cải thiện digital dementia

Một số bước gợi ý bởi Insider giúp bạn bắt đầu thiền định hiệu quả: 

  • Tìm một nơi yên tĩnh
  • Ngồi ở tư thế thoải mái
  • Hít thở nhẹ nhàng
  • Để cho sự phân tâm đến và đi

Đọc thêm: Overthinking là gì? Làm gì khi những suy nghĩ trở nên quá tải

Vận động nhiều hơn

Vận động cũng là cách giúp bạn giảm thiểu thời gian sử dụng máy tính, điện thoại. 

Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất, đặc biệt là ở ngoài trời, sẽ góp phần kích hoạt vỏ não vận động và giúp toàn bộ giác quan nhạy bén hơn. Nói cách khác, não bộ có thể được kích thích để phát triển toàn diện. Từ đó cải thiện tình trạng digital dementia.  

Điều chỉnh tư thế khi sử dụng thiết bị công nghệ

Những gợi ý giúp bạn hạn chế tác động của việc sử dụng điện thoại, máy tính lên não bộ: 

  • Dùng điện thoại ngang tầm mắt;
  • Khi ngồi vào máy tính, hãy kéo vai và đầu về phía sau. Giữ tư thế ngồi sao cho cột sống thẳng, hai chân có thể chạm đất;
  • Với máy tính xách tay, không nên đặt laptop ở đùi. Thay vào đó, bạn nên đặt thiết bị gần ngang tầm mắt.
Điều chỉnh tư thế khi sử dụng thiết bị công nghệ
Điều chỉnh tư thế khi sử dụng thiết bị công nghệ 

Những phương pháp này có thể giảm thiểu sự kích thích quá mức đối với các cơ quan não sau. Từ đó hạn chế tình trạng Digital Dementia. 

Luyện tập khả năng ghi nhớ  

Lần đến, thay vì tìm ngay đến danh bạ hoặc ghi chú trên smartphone, bạn hãy thử nhớ lại một số điện thoại, địa chỉ nhà của người thân. Hãy thử luyện tập ghi nhớ các thông tin đơn giản, quan trọng thay vì phụ thuộc vào thiết bị công nghệ. 

Nếu bạn biến điều này thành thói quen, tình trạng Digital Dementia hoàn toàn có thể được cải thiện đấy! 

Trả lời